Friday, October 17, 2014

Ngôi chùa “thơm nhất” Việt Nam, chùa Hương

Chùa Hương, ẩn trong các nếp của núi đá vôi tỉnh Hà Tây, nơi người ta vẫn gọi là dãy núi thơm. Cái tên này không phải ngẫu nhiên mà có, theo truyền miệng thì chính mùi thơm tỏa ra từ cây rừng, từ hoa trái vào mùa xuân đã khơi dậy lên cái tên rất thi vị đó.
Sáu mươi cây số về phía Tây Nam Hà Nội và Đồng bằng sông Hồng, bạn sẽ đột ngột gặp một nơi núi đá vôi dốc đứng vươn lên từ những cánh đồng lúa bát ngát. Nơi đây nổi tiếng với một trong những địa điểm hành hương linh thiêng nhất cả nước, Chùa Hương. Chùa Hương, ẩn trong các nếp của núi đá vôi tỉnh Hà Tây, nơi người ta vẫn gọi là dãy núi thơm. Cái tên này không phải ngẫu nhiên mà có, theo truyền miệng thì chính mùi thơm tỏa ra từ cây rừng, từ hoa trái vào mùa xuân đã khơi dậy lên cái tên rất thi vị đó.
 
Suối Yến dẫn vào chùa Hương

Chùa Hương, tọa lạc rải rác trên hơn ba mươi ngọn núi trong dãy Hương Sơn, chiếm một hang động ngoạn mục cao hơn 50m. Sự bắt đầu của cuộc hành trình là một giờ đi bằng thuyền trong tĩnh lặng lướt qua con suối nhỏ, tiến vào thung lũng, trong những đồi núi đá vôi, nơi ngư dân và nông dân làm việc trên những cánh đồng lúa ngập nước. Từ nơi đáp thuyền tại bến (lời khuyên là nhớ số điện thoại của chủ thuyền vì như hàng trăm cái thuyền ở đây giống y hệt nhau), một con đường lát đá mang cờ hai bên, lấp ló qua những tán cây đại xương xẩu, giúp điều hòa âm dương, đưa bạn đến một ngôi chùa từ thế kỉ mười bảy, Chùa Thiên Trù.
 chùa hương 10
Suối Yến dưới góc nhìn của các nhiếp ảnh
 Lưu ý khi vào chùa rằng trang phục nên phải trang  trọng và tôn nghiêm. Không ai có thể trách móc bạn nếu không làm như vậy, nhưng bạn có thể trở thành đối tượng của những lời nhận xét không tốt. Còn để tránh cái nắng cái mưa khi di chuyển trên đò vì nó không có mái che nên mang theo ô hoặc mũ là một gợi ý không tồi.
chùa hương 11
Cổng chùa dẫn vào đất Phật
 Một tháp chuông ba tầng mái tinh xảo đứng ngay phía trước của Chùa Thiên Trù, (“Ngôi chùa dẫn đến cõi Cực Lạc”). Trong chùa thường được thờ tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị Bồ Tát của sự Từ Bi và Thấu Hiểu. Theo tương truyền ngày trước nơi đây còn có các tượng nhỏ bằng đồng, tuy nhiên đã bị lấy cắp hoặc bị quân Tây Sơn nấu chảy để đúc súng thần công.
 chùa hương 12
Tháp chuông ba tầng mái
Ở mạn phía bên phải Chùa Thiên Trù, một con đường dẫn lên dốc cao khoảng hai cây số (khoảng 1 giờ đi bộ) tới Chùa Hương, cũng là một nơi linh thiêng thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Đây thực sự là một chuyến đi bộ không mấy dễ chiụ vì cái nóng và xa. Nếu chịu bỏ tiền ra một chút xíu thì cáp treo sẽ đỡ mệt hơn rất nhiều. Còn với những ngày mùa mưa thì phải cẩn thận vì đường trơn trượt và ẩm ướt. Nhớ mang theo giày tốt và đế bám chắc vì sự an toàn cua bạn.
 chùa hương 13
Chùa Thiên Trù
 Trong thời gian lễ hội, dọc con đường lên chùa sẽ chật kín không chỉ người hành hương mà còn các quần hàng bán đồ lưu niệm và nước giải khát, nhiều khi làm người ta có cảm giác thương mại nhiều hơn là tâm linh. Nhưng chắc cũng không ai đến chùa Hương mà chưa từng nghe về nạn “chặt chém” khách du lịch. Thực sự lời khuyên là phải hỏi giá cả và mặc cả trước khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào ở đây.
 chùa hương 14
Chùa Hương ngày hội
Các hang động ở Hương Sơn có rất nhiều. Nhưng có lẽ nổi tiếng rất là hang Hương Tích, một hang hổng ở mặt bên, chứa đầy dây leo và cây cối, đạt hài hòa ánh sáng, bên dưới là dòng chữ “Đệ nhất hang động dưới bầu trời phía nam”. Đến chùa Hương mà bỏ qua Hương Tích thì không phải đã đến chùa Hương.
 chùa hương 15
Động Hương Tích đệ nhất trời Nam
 Thường thường để du lịch được trọn vẹn toàn bộ chùa Hương, nếu chỉ đi được trong một ngày thì bạn cần phải đi từ rất sớm và về rất muộn. Thời gian đi cũng phải thật nhanh chóng với tốc độ di chuyển cao. Còn để thong dong thưởng lãm và tĩnh tâm, lời khuyên là nên nghỉ lại một đêm ở đây. Dù sao thì các bạn cũng có những dự định để phù hợp với thời lượng mà mình có.

No comments:

Post a Comment

Popular Posts