Monday, October 17, 2011

Tin nhắn SMS đã thay đổi cuộc sống con người như thế nào?

Với sự phát triển như vũ bão của Facebook và các mạng xã hội khác, chúng ta dễ dàng quên đi thực tế rằng tin nhắn SMS vẫn thống trị cách con người liên lạc với nhau. Website MBA Online đã có những so sánh rất thú vị về sự khổng lồ của phương thức truyền thông này:


>> SMS sắp hết thời

>> 7,5 nghìn tỷ tin nhắn gửi đi trong năm 2011

>> Tin nhắn văn bản sẽ bị khai tử?

>> SMS giảm nhiệt, nhà mạng “lạnh sống lưng”

>> SMS còn lâu mới lỗi thời


“Cậu đang ở đâu vậy?”, “Gặp nhau ở tầng trên nhé!”, “Chuyển cho tớ 200 USD!”, đó là những tin nhắn ngắn đang chiếm phần lớn trong tương tác thường nhật của con người. Nhưng nếu bạn nghĩ chúng chỉ phổ biến ở Mỹ, hãy quan sát phần còn lại của thế giới. Từ ngân hàng đến trung tâm chăm sóc sức khoẻ, tin nhắn SMS đang định hình lại mọi mặt đời sống của chúng ta.


Có 4,2 tỉ người sử dụng tin nhắn trên toàn thế giới, bằng 3/5 số người trên trái đất.


Con số này lớn hơn toàn bộ dân số thế giới năm 1975, gấp 5 lần số thành viên của Facebook và bằng 4 lần số người sử dụng Google hằng tháng.


Nhắn tin là dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.


Năm 2010 có 6,1 nghìn tỉ tin nhắn được gửi đi, trung bình cứ mỗi giây con người gửi 193.430 tin nhắn, tăng 338% so với năm 2007.


Feature phone, còn gọi là dumb phone, tương tự như smartphone, kết hợp tính năng của PDA và điện thoại di động là sản phẩm điện tử bán chạy số 1 thế giới.


Nhắn tin đang cách mạng hoá sự phát triển của thế giới. 2 trong 3 người ở các nước phát triển là thuê bao di động.


Trên thế giới có 48 triệu người sở hữu điện thoại di động mặc dù không được sử dụng điện. Họ thường sạc pin cho điện thoại bằng ắc-quy trong xe.


Năm 2012, 1,7 tỉ người sẽ có điện thoại nhưng không có tài khoản ngân hàng. Số lượng thuê bao di động vượt xa số tài khoản ngân hàng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước ở châu Phi.


Vòng quanh thế giới, nhắn tin đang nâng cao cuộc sống con người theo những cách không thể ngờ đến. Ở Afghanistan, sĩ quan cảnh sát biến chất nhận thêm 36% trong lương của họ. Năm 2009, NATO chạy thí điểm một chương trình phát lương cho cảnh sát người Afghanistan bằng điện thoại. Những kẻ tham nhũng trung gian đã bòn rút phần lớn số tiền này.


Ghana và Nigeria: 1 trong số 4 viên thuốc được bán ra là hàng giả. HP phát triển một hệ thống cho phép người dân ở những nước nghèo này gửi mã số từ bao bì dược phẩm đến một trung tâm dữ liệu để phân biệt đó có phải là hàng thật hay không.


Philippines: 87% người dân Philippines muốn đối thoại với chính phủ thông qua tin nhắn. Cựu tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo thiết lập các đường dây nhắn tin cho chính quyền ở 54 địa phương trên cả nước. Công dân có thể báo cáo các hoạt động tội phạm, ma tuý hay phàn nàn chung bằng tin nhắn đến chính quyền.


Kenya: Thu nhập của các hộ gia đình tăng từ 5 đến 30%. 13 triệu người hay 1 phần 3 dân số Kenya sử dụng dịch vụ ngân hàng di động M-Pesa để chuyển tiền, nhận lương và thanh toán hoá đơn qua tin nhắn SMS.


Bản gốc: http://www.mbaonline.com/planet-text/





Theo www.xahoithongtin.com.vn

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.lomkom.com/2011/10/144875

No comments:

Post a Comment

Popular Posts