Monday, September 12, 2011

Thiết bị số – dùng nhiều, đau nhiều

Laptop, máy tính bảng hay smartphone, thiết bị màn hình cảm ứng đang khiến ngày càng nhiều người kêu ca bị đau bả vai, khớp tay, cổ tay, bàn tay.


>> Các tư thế ngồi bên máy tính giúp người dùng không mỏi

>> Hội chứng chuột máy tính – hiểm họa khó lường

>> Điện thoại di động có thể gây vô sinh?

>> Xem truyền hình 1 tiếng sẽ giảm 22 phút tuổi thọ



Thường xuyên sử dụng laptop không đúng tư thế có thể khiến bạn bị đau cơ, gân, khớp vai, tay, cổ. Ảnh minh họa của New York Times

Thường xuyên sử dụng laptop không đúng tư thế có thể khiến bạn bị đau cơ, gân, khớp vai, tay, cổ. Ảnh minh họa của New York Times


Điều này không có gì lạ, khi mọi người đang cố gò ép cơ thể để sử dụng các loại thiết bị điện tử ở nhiều môi trường khác nhau, và họ không mảy may nghĩ rằng họ đang dấn thân vào những rủi ro gây đau đớn, tổn thương cho cơ thể.


Cách đây 20 năm, mọi đơn giản hơn rất nhiều. Các nhân viên hầu hết chỉ làm việc trên máy tính để bàn, thường là được thiết kế sao cho đạt được độ thoải mái cao nhất. Ngày nay, mọi người dùng thêm laptop, smartphone và máy tính bảng. Và họ đang dùng – đôi khi lạm dụng – các thiết bị này ở nơi làm việc, ở nhà và ở trên tàu điện, máy bay, khách sạn, quán cà phê.


Alan Hedge, giáo sư nghiên cứu về khoa học và lao động của trường Đại học Cornell (Mỹ), cho biết đến bất kỳ khu vực chờ ở sân bay nào, bạn có thể nhìn thấy mọi người đang dùng laptop ở những tư thế rất lúng túng, vẹo vọ. Nếu diễn ra thường xuyên, điều này có thể khiến mọi người bị đau ê ẩm toàn thân. Bởi khi ngồi ở tư thế không đúng, mọi người sẽ gặp rủi ro cao các bệnh như đau mỏi mắt, viêm gân và triệu chứng đau khối xương cổ tay. Ngồi ở tư thế đó thường xuyên sẽ dẫn đến viêm cơ, gân, gây đau ở tay, vai, cổ và lưng.


Laptop thường gây nên hiện tượng trên nhiều, bởi “chúng không đáp ứng bất kỳ yêu cầu khoa học lao động nào dành cho máy tính”, Giáo sư Hedge nói. Bàn phím và màn hình gắn liền với nhau nên nếu bạn dịch chuyển bàn phím để dễ gõ, thì màn hình lại không ở một khoảng cách phù hợp nhất để nhìn. Vì thế, dùng thêm bàn phím ngoài hoặc màn hình ngoài có thể giúp giải quyết vấn đề này.


Một mối nguy nữa là màn hình cảm ứng. Bàn phím di chuyển lên xuống khiến các ngón tay phải chuyển động theo và có thể gây đau. Vì thế, Hedge khuyến cáo không nên sử dụng máy tính bảng để gõ nhiều. Ngoài ra, nếu nhắn tin nhiều cũng có thể khiến ngón tay cái bị đau, vì ngón cái cấu tạo chỉ có 2 khớp xương thay vì 3 như các ngón tay khác. “Mọi thứ sẽ tệ hơn nếu bạn nhắn tin nhiều, và vừa nhắn tin vừa đi bộ hoặc lái xe”, Hedge nói.


Mua sắm thêm một thiết bị cũng có thể đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp rủi ro bị đau, viêm các bộ phận cơ thể, Carol Stuart-Buttle, một giáo sư ở Philadelphia, nói. Bà lấy ví dụ về một khách hàng gần đây bắt đầu sử dụng máy tính bảng ở nhà. Điều đó khiến khách hàng bị đau các ngón tay khi gõ máy tính ở cơ quan, một triệu chứng chưa từng xảy ra trước đó.


Để theo dõi, truy tìm nguyên nhân đau đớn, bạn có thể phải nhìn nhận lại toàn bộ các hoạt động trong cuộc sống. Nếu muốn giảm hoặc ngăn ngừa cơn đau, Carol cho rằng mọi người nên thay đổi tư thế sử dụng tất cả các loại thiết bị. Ngoài ra, căng thẳng về tinh thần cũng có thể khiến bạn gây áp lực mạnh lên các cơ, dẫn đến các cơn đau.


Nếu có thể, hãy tư vấn một chuyên gia khoa học lao động để sắp xếp được chỗ ngồi làm việc hợp lý nhất cả ở nhà lẫn ở cơ quan. Và hãy thông báo cho bác sỹ, cho sếp nếu bạn bị đau cơ, khớp hoặc mắt.


Ngoài ra, hãy cố gắng ngồi thoải mái trên ghế, kiểm tra chân xem đã được thoải mái chưa, hãy chắc chắn tay bạn luôn thư giãn khi gõ bàn phím, và xem màn hình đã đủ gần để bạn có thể nhìn rõ mà không phải căng mắt ra, cho cỡ chữ to lên nếu cần.


Khi làm việc, hãy sử dụng công nghệ phù hợp với nhiệm vụ bạn phải điểm nhiệm, Giáo sư Hedge nói. “Nếu bạn làm công việc phải gõ bàn phím nhiều, bạn cần có bàn phím riêng”, ông nói. “Và đừng cố gõ “Chiến tranh và Hòa bình” bằng ngón tay cái của mình”.





Theo ICTnews

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.lomkom.com/2011/09/133722

No comments:

Post a Comment

Popular Posts